Bất ổn khắp nơi báo hiệu chuyển biến lớn
Xương Lê Văn
Bất ổn
toàn cầu gia tăng mỗi ngày trên khắp các châu lục báo hiệu nhiều chuyến lớn sẽ
sảy ra trong tương lai không xa. Bài viết này tập trú vào việc xem xét các khả
năng diễn biến tiếp theo đối với thế giới. Vì lý do tế nhị đặc biệt, tôi vẫn
không thể trình bày chi tiết các dự kiến cụ thể và chi tiết đối với các diễn
biến ấy, kính mong quý bạn đọc thông cảm.
1 – Nam Mỹ
gia tăng bất ổn.
Ngay từ
buổi khởi đầu của lịch sử dành độc lập của các quốc gia Nam Mỹ đã khác biệt quá
nhiều với các quốc gia Bắc Mỹ chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ. Xã hội Nam Mỹ đặt
căn bản trên việc xây dựng xã hội nông nghiệp với đa số là dân lai ba dòng máu:
thổ dân, da đen Châu Phi cùng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha. Trong khi Bắc Mỹ đặt
căn bản trên nền tảng xã hội công nghiêp, phân biệt chủng tộc, được lãnh đạo
chặt chẽ bởi Hội Kín Freemason nhằm xây dựng một hệ thống xã hội Duy Lý Hiện
Đại. Do thế Nam Mỹ không hình thành được thế lực chủ đạo định hướng đi trong
lâu dài, đắm chìm trong các tranh chấp nội bộ giữa các thế lực bảo thủ nông
nghiệp kết hợp với tinh thần Kyto Giáo mang nặng sắc thái của thời Trung Cổ bên
Âu Châu còn sót lại. Liên tiếp trong gần hai thế kỷ các xã hội Nam Mỹ vẫn không
tìm được lối thoát thỏa đáng nhằm đặt căn bản cho xã hội mới hợp lý hơn, người
dân được phục vụ tốt hơn.
Các xã hội
ấy nói chung đều là các xã hội thất bại ở những mức độ khác nhau. Brazil và
Chile đang báo hiệu một số thành quả được coi là tốt, trong khi đa số các quốc
gia khác vẫn đắm chìm trong tranh chấp nội bộ giữa các thế lực địa phương sen
kẽ với các tranh chấp về chủng tộc. Đa số các xã hội ấy, ngay cả Brazil, vẫn
tồn tại hai kiểu xã hội khác nhau: một xã hội thành thị tham lam, lười biếng, phe
phái; quay lưng lại với xã hội nông thôn nghèo khó, mất niềm tin, chậm tiến. Điều
này làm cho nông thôn tại Nam Mỹ trở thành địa bàn thao túng của các tổ chức
buôn lậu ma túy quốc tế, hiện trở thành mối đe dọa đối với an ninh thế giới. Trường
hợp của Colombia, Mexico, Jamaica là quá rõ ràng. Các tổ chức tội phạm đó xâm
nhập vào cơ cấu chính quyền nhiều nước Nam Mỹ, làm ung thối các chính quyền tại
chỗ. Kết quả là: ngày nay các quốc gia khi thực hiện các quan hệ với bất cứ
chính quyền sở tại nào cũng khó có thể bảo đảm được các cam kết bí mật quốc gia
của các phía liên quan.
Họ đã từng
quay từ phải sang trái, rồi từ trái qua phải, từ độc tài đến dân chủ, nhưng tất
cả đều không đem lại thành công. Venezuela với Hugoz Chavez là điển hình cho
thất bại mới nhất đối với lịch sử trong vùng. Thực tế cho thấy, các quốc gia
Nam Mỹ không thể tự mình giải quyết được vấn đề căn bản của các xã hội Nam Mỹ. Việc
dựa vào Tầu để tìm nguồn tài trợ còn dễ chết hơn nữa vì Tầu chỉ nuôi mộng xâm
lăng bằng di dân thông qua tham nhũng, mua chuộc các thế lực chính trị để chiếm
đoạt tài nguyên thiên nhiên được coi là rất phong phú trong vùng, Hugoz Chavez
cùng nhiều nước khác đang phạm các sai lầm này. Thất bại của Nam Mỹ nằm ngay
trong lòng Nam Mỹ, tự họ không thể giải quyết được nếu không có sự tiếp tay từ
bên ngoài, cụ thể ở đây là Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu.
Muốn xây
dựng cái mới thì cái cũ phải phá đi trong khi vẫn giữ lại những gì được coi là
phù hợp với cái mới, như vậy quá trình phá hủy trật tự cũ tại Nam Mỹ thực tế
cũng đã sảy ra. Nhưng không đến đỗi khốc liệt như tại Á Châu Viễn Đông là nơi
vốn được coi là đầu mối của mọi tranh chấp quốc tế trong suốt mấy thế kỷ qua
được dồn nén lại tại đó. Như thế đối với Nam Mỹ, cũng là một phần trong sách
lược toàn cầu nên không thể giải quyết từng vấn đề riêng lẻ được, mà phải chờ
cho tình hình thế giới chín mùi để giải quyết một lần cho rốt ráo. Điều này
giải thích lý do tại sao, vấn đề hai tập đoàn ma túy Mễ Tây Cơ cũng như các
băng đảng Mễ Tây Cơ tại Mỹ vẫn trong tình trạng bị theo dõi nhưng vẫn chưa bị
diệt như kiểu Mafia Ý hồi năm 1933 trước đây.
Điều này
cũng giải thích tại sao quân đội Peru, Colombia cứ bị các nhóm vũ trang nhân
danh người nghèo tại nông thôn đánh du kích hoài mà không thể diệt được. Thực
ra các nhóm Maoist này đều có liên lạc và nhận tài trợ từ các nhóm băng đảng
tội ác ma túy trong vùng, cũng như tình báo của vài nước khác, trong đó không
thể loại trừ khả năng có sự can dự của hệ thống kinh doanh ngầm của các bộ phận
tình báo của Tầu trong vùng. Nam Mỹ càng sáo trộn thì Tầu càng có cơ hội thao
túng, để từng bước đặt căn bản cho việc thôn tính Nam và Trung Mỹ, lấy
Venezuela làm trung tâm chuyển lực hiện nay. Chả tuần nào mà ta lại không có
các dấu hiệu không mấy tốt về Nam Mỹ. Xin đan cử vài điều.
Hugoz
Chavez mới đến Tầu hôm cuối tháng 4-2010 đã ký hợp đồng vay của Tầu 20 tỷ
dollar để xây dựng nhà máy điện cũng như xa lộ, trả nợ bằng dầu thô cung cấp
cho Tầu 400, 000 thùng dầu/ngày. Dĩ nhiên kỹ thuật của Tầu hoàn toàn chưa đáp
ứng được các tiêu chuẩn môi sinh và hiện đại, Tầu sẽ chuyển công nhân tới ào ạt.
Thế là an ninh của Venezuela sẽ bị đe dọa nghiêm trọng trong lâu dài. Mễ Tây Cơ
bị các băng đảng tội phạm đe dọa an ninh là điều quá rõ ràng nhất là trên vùng
biên địa Mỹ Mễ, các nhóm băng đảng ma túy này đã giết hại nhiều ngàn người Mễ, kể
cả các viên chức chính quyền như thẩm phán, quan tòa, cảnh sát trong vùng. Mới
nhất là Jamaica, băng đảng ma túy do Christopher Dudus Coke lãnh đạo đã nổi lên
đánh lại lực lượng cảnh sát tại thủ đô Kingston, đốt cháy đồn cảnh sát hôm 23-5.
Đến hôm nay 73 người Jamaica đã bị thiệt mạng (5-27). Chính Quyền Jamaica phải
ban hành tình trạng thiết quân luật. Biên giới Mỹ Mễ trở nên bất ổn nghiêm
trọng, Cựu Ứng Viên Tổng Thống Mễ Tây Cơ là Diego Fernandez de Cevallos bị bắt
cóc và sát hại.
Câu hỏi
được đặt ra là: liệu đã đến lúc đặt các băng đảng tội phạm ma túy trong danh
sách các tổ chức khủng bố quốc tế hay chưa? vì hiện nay chũng đã gây bất ổn
trên hầu như toàn vùng Nam Mỹ, có khả năng tiến chiếm một quốc gia nhỏ như kiểu
Haiti, cụ thể như Jamaica, thao túng trong bóng tối chình quyền nhiều nước. Vùng
biên địa Mỹ -Mễ là cụ thể nhất. Vấn đề này tôi đã lên tiếng báo động từ lâu
cách nay gần 10 năm sau biến cố 9-11. Nhưng cũng phải chờ đến lúc này thì vấn
đề ma túy tại Nam Mỹ mới trở thành vấn đề lớn đối với an ninh trong vùng, cũng
chính là an ninh nội địa của nước Mỹ. Việc này còn liên hệ đến hoạt động của
các tổ khủng bố thuộc nhiều nhóm cực đoan Hồi Giáo khác nhau hiện đang sinh
sống hợp pháp tại Mỹ. Xem ra một biến cố lớn sảy ra trong vùng cũng khó tránh
được trong tương lai tới đây.
Các bất ổn
tại Nam Mỹ hẳn phải gia tăng cường độ đến mức rất nghiêm trọng thì quân đội Mỹ
mới được lệnh điều động đến vùng biên địa này. Thượng Nghị Sỹ J. M. Cain bang
Arizona đã lên tiếng báo động là: an ninh vùng biên địa Mỹ Mễ bị đe dọa nghiêm
trọng, ông đề nghị tăng 6, 000 quân Mỹ để bảo vệ vùng biên giới, chính quyền
Obama hôm qua 24-5 đã quyết định gởi 1200 quân nhân tới đó để phụ lực với lực lượng
bảo vệ biên giới. Thông báo nói: việc điều động này chỉ là tạm thời trong khi
chờ việc huấn luyện nhân viên bảo vệ biên giới hoàn tất. Đó chỉ là cách nói
nhằm trấn an dư luận tại Mỹ mà thôi. Việc điều động quân đội thực tế có thể cần
đến trên 10, 000 quân nhân mới bảo vệ được vùng biên giới đầy bất ổn dài hàng
ngàn km này.
Bất ổn tại
Nam Mỹ xuất phát từ nhiều căn nguyên, nhưng mối đe dọa từ băng đảng ma túy là
lớn nhất. Bây giờ cũng là lúc các quốc gia Nam và Bắc Mỹ cần hợp tác toàn diện
để tận diệt các băng nhóm này. Hoa Kỳ mới ban hành Luật cho phép Bộ Quốc Phòng
tiến hành chiến tranh bí mật trong lâu dài. Đây là một chỉ dấu mới nhất cho
thấy, tội phạm ma túy với khủng bố quốc tế cũng chỉ là một mà thôi. Hình thái
chiến tranh bí mật chống khủng bố quốc tế chắc chắn cần mở rộng mới có thể bảo
vệ an ninh toàn cầu được. Các nhóm đó không thể đem ra xét xử theo luật pháp
được. Chống các băng đảng ma túy quốc tế cần được nâng lên thành hình thái
chiến tranh đặc biệt đối với một số chính quyền tại Nam Mỹ cũng như toàn cầu.
2 – Bất ổn Tại
Á Châu.
Muốn có bão thì phải tạo ra gió bằng việc tạo
ra vùng trống để tụ mây vào khu vực đã định. Lẽ đời thịnh suy là thế, chính trị
hiện đại là vậy. Bão táp lớn đã liên tục sảy ra ở Âu Châu trong thế kỷ 20 để
chuẩn bị cho bão táp tại Á Châu trong thế kỷ 21. Đó là lẽ tự nhiên. Một Siêu
Katrina sẽ quét sạch các tàn tích do lịch sử Á Châu còn sót lại mới mở ra một
trang sử mới cho Á Châu được. Việc này Á Châu chẳng thể tự mình làm nổi. Kéo
dài lại còn nguy hiểm hơn, giá phải trả mắc hơn, sơ ý có thể dẫn đến sự tan rã
toàn bộ đối với văn minh này. Đó là trách nhiệm thuộc về đạo đức của cả loài
người chứ chẳng phải đơn thuần liên quan đến các suy nghĩ lụn vụn được dẫn dắt
từ các suy nghĩ kiểu cổ thời còn sót lại, thường vẫn được các đệ tử trung thành
của chủ nghĩa quốc gia cực đoan nước lớn hay tôn giáo cực đoan lớn tiếng tung
hô vạn tuế. Bão đang tụ lại trong khung trời Á Châu, báo hiệu một Siêu Katrina
sẽ sảy ra trong vùng.
2-1 Bắc Triều Tiên và
vùng duyên hải Viễn Đông.
Bắc Triều
Tiên dùng thủy lôi đánh đắm một chiến hạm Nam Triều Tiên trong vùng biển Hoàng
Hải nằm giữa lãnh thổ Tầu, Nhật và Triều Tiên hồi tháng ba làm chết 46 thủy thủ
Nam Triều Tiên, đặt ra một nguy cơ lớn đối với vùng biển đầy nhạy bén về mặt an
ninh đối với các nước liên hệ kể cả Mỹ, Nga cũng như toàn Á Châu nói chung. Điều
tra quốc tế cho thấy Bắc Triều Tiên đứng sau vụ này vì vết tích chất nổ còn
dính vô vỏ tầu của Nam Triều Tiên. Dĩ nhiên các giới chức cao cấp nhất của Nam
Triều Tiên kể cả Tổng Thống Nam Triều Tiên đều lên tiếng đe dọa trả đũa Bắc TT
bằng các biện pháp mạnh nhất, kể cả chiến tranh. Dĩ nhiên Hoa Kỳ và Nhật Bản
ủng hộ lập trường cứng rắn đó của Nam TT. Tình hình vùng Đông Bắc Á có cơ nổ
lớn, khi TT Mỹ ban lệnh báo động đối với 28, 000 quân Mỹ đóng tại nam Triều
Tiên, cùng với quân đội Nam TT tập trận chống tầu ngầm đối với các hoạt động
của hải quân Bắc TT trong vùng.
Chiến
tranh tuy chưa sảy ra lớn toàn diện như kiểu chiến tranh Triều Tiên 1950-53 như
trước đây. Nhưng thật rõ ràng là: một khi hải và không quân Nam Triều Tiên gia
tăng hiện diện trong vùng biển Hoàng Hải, nơi Hạm Đội Hoàng Hải của Hải Quân
Tầu chịu trách nhiệm vùng biển Bắc Thái Bình Dương, lại trở thành mối lo cho
hải quân Tầu. Về mặt chiến lược Tầu có thể coi đó là chỉ dấu cho thấy chiến
lược xử dụng lực lượng nhỏ tại chỗ để khống chế các hoạt động hải quân Tầu
trong vùng. Chẳng phải vô tình khi Ông Lee Myung-bak được dân Nam triều Tiên
bầu vào chức vụ Tổng Thống Nam Triều Tiên với chủ trương làm mạnh đối với Bắc
triều Tiên, giết chết chính sách Thái Dương do hai Tổng Thống tiền nhiệm của
ông đã theo đuổi đâu. Vấn đề nguyên tử của Bắc Triều Tiên nay âm thầm đi vào
quên lãng đối với thế giới, vì bàn luận cũng vô ích. Thương thuyết sáu bên về
vấn đề này cho thấy, Kim Jong In không phải là người biết suy nghĩ hợp lý, mà
thực ra cũng chả ai cho Kim suy nghĩ hợp lý cả.
Tầu cũng
thật sự bối rối, lâm vào thế Cân-Kê đối với vấn đề Bắc Triều Tiên. Do thế, ngay
từ khi vấn đề nguyên tử đem ra bàn luận tại Hội Nghị Sáu Bên tôi đã sớm đi đến
nhận định là chả đi đến đâu cả. Tầu thực lòng muốn xâm lăng âm thầm đối với Bắc
Triều Tiên, nhưng lại sợ Mỹ, Nga và Nhật coi đó là hành động chiến tranh. Nhưng
không chiếm được Triều Tiên nói chung cũng như Việt Nam thì Tầu dù có mạnh
miệng cách mấy cũng chỉ là con sư tử bằng giấy mà thôi. Tin mới nhất cho thấy 4
tiềm thủy đỉnh loại nhỏ khoảng 300 tấn trọng tải, sau khi tham dự cuộc tập trận
tại vùng biển phía đông của Bắc TT đã biến mất khỏi màn ảnh radar cũng như
sonar của hải quân Nam TT, họ đang theo dõi sát hoạt động của các tầu ngầm loại
nhỏ này của Bắc TT. Bắc TT có khoảng 40 tầu ngầm kiểu đó.
Do tình
hình thay đổi mau chóng tại vùng bán đảo Triều Tiên, Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật
trong khi thăm viếng Bộ Quốc Phòng Mỹ, cả hai vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Nhật
đều thỏa thuận theo dõi sát các hoạt động của hải quân Tầu trong vùng. Đây là
lần đầu tiên một quyết định chung như vậy được đưa ra giữa hai phía đối tác
Mỹ-Nhật - tiếp theo sau sự kiện hải đội Hải Quân Tầu thuộc Hạm Đội Hoàng Hải
gồm 10 chiến hạm kể cả tầu ngầm và tuần dương hạm trang bị hỏa tiễn đã ngăn
chặn hải quân Nhật mới đây trên vùng biển giữa Nhật với Đài Loan trên đường đi
ra Thái Bình Dương - nhưng phía Nhật vẫn thúc thủ không phản ứng cụ thể, tránh
đụng chạm. Việc này càng làm cho giới quân sự Nhật cảm thấy bực mình, nhất là
đối với các sỹ quan cấp thấp thuộc lượng lượng Quốc Phòng Nhật Bản cũng như đối
với dân Nhật nói chung. Đối với Nhật Bản họ cũng có đủ đồ chơi chiến tranh thứ
dữ, nhưng họ vẫn giữ thái độ hiếu hòa đối với Tầu, đó là điều ta cần quan tâm
đặc biệt.
Tình hình
thế giới hiện nay khác biệt quá nhiều so với hồi 1950. Tầu tuy có mạnh lên về
kinh tế cũng như quân sự và đang ra sức bành trướng ra hải ngoại nơi các chiến
trường xa rất xa, vượt ngoài khả năng can thiệp của sức mạnh thực mà Tầu có thể
với tới được. Theo tầm nhìn khách quan, điều đó cho thấy chiến lược gia Tầu quá
dở, thiển cận, chưa thuộc sử. Tầu xâm lăng công khai hai vùng sung yếu này (Đông
Bắc Á cũng như Đông Nam Á) cũng chẳng được, vì sức mạnh quân sự của Tầu không
thể cùng lúc mở nhiều mặt trận được. Ấy là chưa kể đến việc các nước phía bắc
cũng như phía tây sẽ can thiệp vào lãnh thổ Tầu ngay tức khắc khi Tầu lâm trận
ở vùng duyên hải phía đông. Tầu càng lớn tiếng đe dọa Việt Nam, như kiểu các
bài mới đây được đăng trên các trang mạng của Tầu được Ông Dương Danh Di và Ô
Vũ Cao Đàm trích dịch, càng bộc lộ cho thấy mối lo khủng khiếp đối với Ban Lãnh
Đạo Đảng Cộng Sản Tầu tại Bắc Kinh về hiểm họa một cuộc chiến trên biển có thể
sảy ra bất cứ lúc nào.
Hãy giả sử,
nếu tầu ngầm Bắc triều Tiên đi sâu xuống phía nam đánh đắm chiến hạm khác của
Nam TT thì sao, chiến tranh sẽ nổ lớn ngay. Bắc Triều Tiên, tuy có quân số trên
một triệu, nhưng trang bị nghèo nàn, tiếp vận yếu kém, chỉ huy kiểm soát chậm
chạp, tình báo chiến trường lỗi thời lạc hậu, bị cô lập với mọi phía. Vậy thử
hỏi Bắc Triều Tiên có dám đánh Nam Triều Tiên băng qua biên giới như hồi 1950
hay không? Đối với quân đội cũng như người dân Nam Triều Tiên, dĩ nhiên họ muốn
giải quyết vấn đề hai Miền Triều Tiên một cách từ tốn và êm thắm như chính sách
Thái Dương đã đề ra. Nhưng Bắc Triều Tiên do Kim Jong In lãnh đạo đã cự tuyệt. Như
vậy củ Cà Rốt đã không đem lại kết quả, bây giờ phải dùng đến cây gậy thôi. Cái
lý của sự việc là thế.
Việc này
cũng còn liên hệ đến cách ứng xử với Tầu nhìn trên căn bản tổng quát của mối
quan hệ giữa Tầu với Mỹ cũng như đối với thế giới liên quan đến vấn đề thặng dư
thương mại cũng như việc điều chỉnh giá trị đồng Yuan của Tầu cùng hàng loạt
vấn đề khác liên quan đến an ninh toàn cầu cũng như kỷ luật trong kinh tế thế
giới như nạn làm hàng giả mà Tầu coi là quốc sách để học hỏi kỹ thuật. Chính
kiểu suy nghĩ không logic của Kim Jong Il làm cho Tầu khó chủ động thực hiện
kiểu chiến tranh Triều Tiên như hồi 1950-53 để gây áp lực với mọi phía liên
quan, lúc đó cuộc chiến chủ yếu do Liên Xô đứng dàn dựng. Nay Nga trở thành
đồng minh của phương tây, nên tình hình đã khác rất nhiều so với năm 1950.
Như vậy, tình
hình tại Đông Bắc Á sẽ suy đồi mau chóng, liệu các quốc gia liên hệ đã đến lúc
cần xử dụng lực lượng hải quân để hộ tống thương thuyền của họ di chuyển trong
vùng biển đầy tranh chấp hay không.
2 -2 Đối Thoại Mỹ - Tầu. Vô nghĩa.
Hồ sơ Mỹ
với Tầu dày đặc nhiều vấn đề quyện lại với nhau ngày càng đẩy hai phía đi đến
chỗ nghi ngờ nhau nhiều hơn, như thế các cuộc gặp gỡ nhằm tìm một lối thoát cho
từng vấn đề riêng biệt chi phối quan hệ song phương chẳng thế dễ dàng giải
quyết, nếu không nói rằng đó chỉ là cách để Mỹ gây áp lực với Tầu về cách thức
mà Tầu sống với thế giới. Tình hình này thật giống như quan hệ Mỹ Nhật trước
Thế Chiến II vậy, lúc đó Mỹ, Nhật cũng thương thảo về hàng loạt vấn đề không
lối thoát để rồi cuối cùng dẫn đến chiến tranh tại Thái Bình Dương. Năm 1932
Nhật cũng đã từng bán đổ bán tháo hàng hóa để chiếm lĩnh thị trường y như Tầu
hiện nay, sau đó Nhật đã công khai xâm lăng Triều Tiên, Mãn Châu, một phần lãnh
thổ vùng duyên hải đông bắc nước Tầu. Chiến tranh Tầu Nhật chánh thức nổ ra năm
1936 khi Tưởng giới Thạch tuyên chiến với Tầu, đến năm 1937 quân Nhật chiếm Bắc
kinh, Nam Kinh, Thượng Hải và Hán Khẩu. Thế Chiến II nổ ra thực chẳng ngạc
nhiên đối với các thế lực ngầm đứng dàn dựng các sự kiện như vậy.
Ngày nay
Tầu đang đi ngay vào vết xe đổ của lịch sử năm xưa, nhưng với sự khôn khéo hơn
chút đỉnh bằng việc xử dụng đạo quân thứ năm của Tầu tại hải ngoại, với khối 1.
3 tỷ người Tầu trong nước để thực hiện kế sách xâm lăng mềm thế giới; nhưng với
quân đội tính theo tương quan lực lượng giữa Tầu với Nhật Bản hôm nay vẫn còn
thua mấy bậc, tương quan kinh tế, kỹ thuật cũng vậy, nói gì đến Mỹ hay NATO. Hồ
sơ nguyên tử của Bắc triều Tiên kể như chấm dứt, đang dẫn đến đối đầu trong
vùng Đông Bắc Á (Nga-Nhật, Mỹ -Nam Triều Tiên đều tập trận riêng rẽ nhau trong
vùng). Tầu thực tế đang bị vây hãm chặt chẽ hơn bởi các thế lực hải quân trong
vùng. Hồ sơ nguyên tử Iran thực cũng chẳng đi đến đâu cho dù Tầu cố làm ra vẻ
xuống nước để tìm sự dung hòa đối với Nghị Quyết Cấm Vận Iran của Liên Hiệp
Quốc. Iran có tỏ vẻ hòa hoãn cũng vô nghĩa một khi các quân cờ đã di động trên
phạm vi toàn vùng Viễn Đông, được coi là vùng quyết định hướng chiến lược hiện
nay đối với thế giới.
Vấn đề còn
lại là thương mại giữa Tầu với Mỹ. Đối thoại kinh tế Mỹ-Hoa trong phiên họp
giữa Bộ trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton và Bộ trưởng Ngân Khố Tim Geistner
chẳng đi đến đâu là điều chẳng gây ngạc nhiên cho ai biết quan sát tình hình. Vì
bối cảnh chung như vậy thì đời nào Tầu dám quyết định bất cứ vấn đề gì liên
quan đến an ninh của nước Tầu, khi mà cánh bảo thủ cực đoan như Trì Hạo Điền
luôn chủ trương đánh theo kiểu: chết thì cùng chết hết theo như cách mà Mao đã
từng tuyên bố hồi thập niên 1950. Tình hình này cho thấy, chuyến đi của Hồ Cẩm
Đào vào tháng bảy này đến Mỹ, xem ra có vẻ đầy bẽ bàng. Nghĩ lại thật cũng hay,
Anh Quốc cũng như Mỹ trong giai đoạn này cử toàn những tay trẻ, rất trẻ đứng
nói truyện với thế giới, đặc biệt với Tầu (như Tim Geistner là cụ thể). Tín
hiệu đưa ra rất rõ là: “các anh chẳng đáng nói truyện, hãy nói truyện với đám
con cháu chúng tôi đây này”. Chả hiểu Tầu có hiểu ý đồ thâm sâu đó hay không.
Thương
thuyết về an ninh cũng như thương mại đi vào bế tắc không lối thoát, việc này
sẽ làm gia tăng thêm bất ổn trong vùng. Thêm vào đó khả năng về cuộc suy thoái
kép đang đến gần. Có lẽ đã đến lúc: các công ty trụ cột của Âu Châu, Mỹ, Nhật
cũng nên chuẩn bị rời khỏi Tầu. Google’s rời về Hongkong vài tháng trước chỉ là
tạm thời. Microsoft theo tin mới nhất cho biết: thị trường máy tính tại Tầu sẽ
vượt Mỹ, chiếm 20% thị phần toàn cầu, nhưng nhu liệu máy tính của Microsoft chỉ
chiếm 1% mà thôi. Microsoft đang có dự tính rời khỏi thị trường Tầu trong ngày
gần đây.
2 -3 Tầu với Biển Đông
Tầu bị bế
tắc tại Đông Bắc Á khi cả bốn lực lượng hải quân hùng mạnh cùng xuất hiện trong
vùng biển xung quanh bán đảo Triều Tiên. Hạm Đội Hoàng Hải của Tầu cảm thấy rất
ngột ngạt, chẳng thể hoạt động được gì vì bị nhóm ngó kỹ quá. Cùng với bế tắc
tại hội nghị đối thoại kinh tế với Mỹ, tất nhiên Tầu sẽ dồn nỗ lực hướng về
Biển Đông, gia tăng đe dọa VN, quậy phá vùng Đông Nam Á và Tây Nam Á cũng như
Ấn Độ Dương. Trong thế Cân-Kê liên quan đến vùng Đông Bắc Á, tin mới nhất cho
thấy, Tầu hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác nhằm tìm một giải pháp cho vấn đề
Bắc TT, cũng có tin đồn thổi là Bắc TT có thể đồng ý xin lỗi Nam TT, người Nga
thì đòi hỏi chứng cớ cụ thể về phúc trình điều tra độc lập về vụ tầu ngầm của
Bắc TT đánh đắm chiến hạm Nam TT mới đây. Các nỗ lực như vậy rồi cũng chẳng đi
đến đâu, vẫn là kế mua thời gian để giảm áp lực thế thôi. Tại vùng Biển Đông
cũng như Đông Nam Á, ta chứng kiến nhiều biến cố khác đang làm cho tình hình
trở nên tồi tệ mãi đi.
Như tại
Thái Lan, sau khi xử dụng quân đội giải tán lực lượng Áo Đỏ tại Trung Tâm
Thương Mại chính tại thủ đô Bangkok, chính phủ ban hành lệnh giới nghiêm trên
nhiều vùng, tố cáo Cựu Thủ Tướng Thái là Thatsin là khủng bố và ra lệnh tầm nã.
Thái Lan được coi là gạch nối gữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương một khi Tầu
nắm được nước Thái Lan để thực hiện dự án kinh đào Krak. Do thế mọi loạn lạc
tại Thái Lan hiện nay đều do Tầu đứng dàn dựng mé sau nhằm mở rộng chiến tranh
du kích trên toàn vùng Đông Nam Á đến Ấn Độ để đặt điều kiện thương thuyết với
Quyền Lực Toàn Cầu về vai trò của Tầu trên thế giới.
Tại Ấn Độ
đạo quân Maoist Naxalite (quân Maoist của người Naxa) trong tuần rồi đã đánh
bom một xe bus giết chết 35 người Ấn trong đó có 11 cảnh sát và 4 binh sỹ Ấn, hôm
nay 27-5 quân Maoist bị nghi đánh bom đoàn xe lửa tại Sardiha giết chết 65
người làm 120 người bị thương. Trong tháng tư Maoist đánh đồn Cảnh Sát Ấn giết
76 nhân viên cảnh sát Ấn Độ tại chỗ. Đạo quân Maoist được hình thành từ năm
1967 tại Tây Bengal nhận được trợ giúp từ Tầu, nay đã lan ra 20 trên 28 tỉnh
bang của nước Ấn. Vùng lãnh thổ Nagaland và Manipur thuộc Bang Assam cũng như
Arunachal Pradesh tiếp giáp với Miến Điện và Tầu cũng đang bị làm ung thối do
các tranh chấp giữa hai nhóm Naga và Manipur. Tranh chấp giữa hai nhóm sắc tộc
này kéo dài đã 60 năm, nhưng vẫn chưa giải quyết được.
Tầu muốn
cắt đứt vùng lãnh thổ này của Ấn Độ để bảo đảm cho đế chế Tầu mới bao gồm toàn
lãnh thổ các nước nằm dọc theo biên địa phía Nam của Tầu như khi nhà Thanh dưới
thời Càn Long đã nuôi tham vọng bành trướng nhưng thất bại, tại VN gặp vua
Quang Trung, bốn lần xâm lăng Miến Điện nhưng không thành công, để sau đó bị
Phương Tây xâu xé thành nhiều mảnh. Tình hình hiện nay thực ra cũng khá giống
với cục diện trong vùng dưới thời Càn Long, lúc đó diện tích nhà Thanh mở rộng
nhất so với các đế quốc Tầu trước đó, để rồi bị suy tàn trước sức mạnh của Anh
Quốc cũng như Âu Châu.
Câu hỏi
được đặt ra là: Liệu Ấn Độ có thể ngồi im để chờ Tầu cứ gặm nhắm nước Ấn từ từ
hay không? Ấn Độ chẳng bao giờ chấp nhận. Vùng lãnh thổ Assam và Arunachal
Pradesh là vùng Tầu có lợi thế trong việc xử dụng lực lượng bộ chiến, xâm nhập
biên giới giữa hai nước Tầu và Ấn cũng như giữa Ấn với Miến Điện hoặc Bhutan
đều là các nước tuy mang danh nghĩa độc lập nhưng do Tầu nắm quyền chi phối
giới cầm quyền tại chỗ. Ý đồ bành trướng của Tầu trong vùng này cũng đã được
chuẩn bị từ mấy chục năm qua rồi. Nói chung Tầu tin rằng: chiến trường vùng này
do Tầu nắm thế thượng phong hoàn toàn, Ấn không thể có khả năng can thiệp hữu
hiệu được. Một khi Ấn điều động quân đội đến vùng biên địa này nếu chiến tranh
du kích mở rộng và leo thang thì quân Ấn Độ sẽ gặp ngay lực lượng du kích từ
Bhutan đánh xuống cũng như từ Bangladesh đánh lên (cách nay ba năm, Bangladesh
đã bắt được số lượng vũ khí lớn đến trên 10, 000 vũ khí cá nhân từ Tầu chuyển
sang vùng này cho thấy các chuẩn bị như thế về phía Tầu).
Trên biển,
Tầu đang ra sức tăng cường hải lực để chiếm vùng đảo Andaman thuộc Ấn Độ Dương
do Ấn Độ làm chủ. Việc này cũng khá giống với vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của nước ta hiện do Tầu chiếm đóng bất hợp pháp một phần vậy. Do thế, các nỗ
lực nhằm thương thảo với nhóm Tướng Lãnh Miến Điện thực ra chẳng đi đến đâu, nhưng
người Mỹ vẫn làm vì cần chuẩn bị cho tương lai (cũng khá giống với trường hợp
Bắc TT vậy). Tầu nuôi tham vọng bành trướng hải quân trên Thái Bình Dương cũng
như Ấn Độ Dương, Tầu đã báo cho phía Mỹ chủ trương này. Người Mỹ cứ chờ các
diễn biến kế tiếp, vẫn tiến hành thương thảo về những vấn đề chẳng thể thương
thảo trên bàn hội nghị được. Tại Ấn Độ Dương thì Ấn Độ là quốc gia được ủy
nhiệm bảo đảm an ninh cho Ấn Độ Dương. Tầu muốn bành trướng đến vùng này thì
đụng độ lớn tất yếu chẳng thể tránh được. Hãy giả sử vào lúc nào đó, hải quân
Tầu và Ấn đụng nhau trên vùng biển này thì sao. Dịp khác sẽ bàn về tương quan
hai phía về mặt quân sự.
Tại Biển
Đông của nước ta, Tầu vừa đánh trống vừa ăn cướp, lại còn lên mặt kẻ cả ra
truyện nhân nghĩa khi giúp Cộng Sản VN trong cuộc chiến đánh Pháp cũng như với
Mỹ, trong khi thực chất là gặm nhắm từ từ lãnh thổ nước ta cũng như thực hiện
các kế xâm lăng mềm về kinh tế, di dân với tham vọng biến nước ta thành tỉnh
của chúng. Cộng Sản VN trong thời gian khá dài âm thầm chuẩn bị các quan hệ
quốc tế cũng như thực lực quân sự: như mua thêm tầu ngầm, máy bay chiến đấu của
Nga, trong khi chờ đợi tình hình thế giới diễn biến cụ thể. Vài tháng trước đây,
Nguyễn Phú Trọng Chủ Tịch Quốc Hội, sau đó Nguyễn Minh Triết lên tiếng nói mạnh
hơn: “VN chẳng chiếm của ai một tấc đất, nhưng quyết bảo vệ đất nước chẳng để
mất tấc đất nào”. Kể ra thì như vậy cũng đủ cho thấy Hà Nội cũng sẵn sàng làm
mạnh trong các vấn đề liên quan đến an ninh của VN, đặc biệt liên quan đến chủ
quyền không thể chối cãi của VN đối với vùng Biển Đông hiện do tầu chiếm đóng
một phần. Mới đây Tư Lệnh Hải Quân VN tuyên bố sẽ bảo vệ ngư dân đánh cá tại
vùng Hoàng Sa và Trường Sa. Tầu càng lồng lộn lớn lối đòi lấy máu người Việt để
tế cờ để đánh Trường Sa, trước khi đánh tan Nhật bản, làm sập sức mạnh Mỹ trong
vùng.
Cuộc cờ
tại Ấn Độ Dương cũng như Đông Bắc Á đều lệ thuộc vào cuộc cờ tại Biển Đông nước
ta. Tầu chưa làm chủ được Biển Đông bằng cách chiếm lấy Phi Luật Tân cũng như VN
thì Tầu dù có lớn lối thế nào cũng vô nghĩa. Vấn đề này lại liên hệ mật thiết
với an ninh hàng hải trong vùng, liên hệ đến Đông Bắc Á cũng như xa hơn là ảnh
hưởng của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Mỹ cũng như Phương Tây chẳng thể ngồi
im để Tầu làm càn theo ý Tầu muốn. Tình trạng chiến không ra chiến, hòa không
ra hòa tại Viễn Đông, đang từng bước dẫn đến đối đầu tại Đông Nam Á cũng như
đang sảy ra tại Đông Bắc Á. Vấn đề là: “lúc nào thì đụng độ hải và không quân
giữa Tầu và Ta nổ ra mà thôi”. Cục diện hiện nay cho thấy ngày đó chẳng còn xa.
Cuộc đụng độ này sẽ khác hẳn với cuộc đụng độ năm 1974 giữa Hải Quân VNCH với
Tầu hay như năm 1988 giữa Cộng Sản VN với Cộng Sản Tầu.
Tương quan
lực lượng giữa VN với Tầu hiện nay chẳng nên đánh giá dựa trên số chiến hạm hay
không quân hoặc hỏa tiễn giữa Tầu với VN, mà là tương quan giữa hai thế lực
quốc tế: một bên là Tầu, bên kia là toàn thể các quốc gia khác không phải là
Tầu. VN hiện nay được quyền lực toàn cầu ủng hộ hết mình chính là sự xác nhận
mối tương quan đồng minh đó.
Một lần
nữa, quyền lực toàn cầu lại để lộ cho thấy sự yểm trợ sâu rộng này khi VN được
mời tham dự hội nghị G20 sắp mở ra tại Canada để bàn về các vấn đề kinh tế thế
giới. (dĩ nhiên cái cớ VN hiện là Chủ Tịch luân phiên của ASEAN chỉ là cớ bề
ngoài mà thôi). Cục diện hiện nay cho thấy: Tầu hoàn toàn không dám làm mạnh
tại Biển Đông. Chúng càng lớn tiếng đe dọa càng để lộ mối âu lo đã ngấm sâu vào
cốt tủy của chúng, khi thấy kế sách mà chúng đã dàn dựng trong hơn 60 năm qua
nay bị lật tẩy ngọn nguồn. Hà Nội hoàn toàn không có gì phải e dè Tầu tại Biển
Đông, lực lượng của chúng nay đã bị phân tán, cầm chân khắp nơi trên biển cả. Hải
và không quân VN cần được điều động vào vùng Hoàng Sa và Trường Sa để bảo vệ
cuộc sống của ngư dân cũng như bảo vệ các dàn khoan. Chúng ta cũng có mưu kế
của ta, cứ cho cháy nhà khắp nơi mới giải quyết được vấn đề thế giới.
3 – Khủng
Hoảng Kép Và Các Hệ Lụy.
Thực chẳng
có lý do gì khiến cho suy thoái kinh tế hiện nay có thể chấm dứt sớm, không
phải vì nhóm quốc gia G8 không có cách cũng như phương tiện tài chánh để giải
quyết, mà chủ yếu vì các mục tiêu chiến lược kinh tế nhằm mục tiêu đánh vào
kinh tế Tầu. Tầu cũng biết đã bị Hoa Kỳ cùng các đồng minh tung đòn kinh tế
trực tiếp đánh vào Tầu hồi cuối năm 2008 cuối thời ông Bush. Sang năm 2010, kinh
tế Mỹ có vài dấu hiệu lạc quan khi thị trường địa ốc khôi phục, các công ty lớn
nhận tài trợ của chính phủ được khôi phục lại trên căn bản mới bắt đầu có lời
trở lại thay vì lỗ lã liên tục như công ty xe hơi GM, hay Ford, các công ty tài
chánh đạt mức lời khả quan.
Nhưng tỷ
lệ tăng trưởng còn rất yếu kém trong cả hai khu vực Yen và Euro. Kinh tế Mỹ
tăng trưởng khá hơn nhưng vẫn chưa đủ sức khôi phục lại niềm tin của thị trường.
Trong hơn năm qua, người Mỹ cũng như Âu Châu đều ra sức kêu gọi Tầu thực hiện
các biện pháp có trách nhiệm đóng góp vào việc khôi phục lại kinh tế thế giới, chủ
yếu bằng biện pháp mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ của Tầu cho các đối
tác phương Tây cũng như Nhật Bản. Tầu rất mực cự tuyệt đối với các yêu cầu như
vậy. Tình hình này sảy ra giống hệt như Nhật Bản hồi sau năm 1932 khi Nhật tung
hàng hóa với giá rẻ mạt nhằm thôn tính thị trường. Lúc đó Nhật cũng dùng giải
pháp quân sự chiếm thuộc địa một cách công khai tại Hoa Lục để mở rộng thị
trường cũng như thâu gom nguyên liệu. Ngày nay Tầu làm y hệt, nhưng biết xử
dụng các cơ hội thương mại tự do toàn cầu, kết hợp với các biện pháp xâm lăng
mềm bằng di dân qua các dự án đầu tư.
Như vậy, Tầu
hôm nay cũng đi xâm lăng các nước khác nhưng được ngụy trang khéo léo hơn mà
thôi. Do thế: “Phương Tây thật chẳng có lý do gì lại không tạo dựng một coup
suy thoái thứ hai để tiếp tục đánh ngay vào toàn bộ sách lược của Tầu”. Biến cố
tại bán đảo Triều Tiên cũng như lập trường cứng rắn hơn của VN với Tầu cần được
đặt trong chủ trương gia tăng áp lực quân sự với Tầu tại vùng mà Tầu tự cảm
nhận được là còn rất yếu kém so với các thế lực chống Tầu hiện nay.
Cuộc chiến
thứ hai về mặt kinh tế lại là đòn đánh khác nhắm vào Tầu. Nhiều vị sẽ ngạc
nhiên khi theo dõi các phát biểu của tôi trên làn sóng này. Ngay khi khủng
hoảng tài chánh sảy ra cuối năm 2008 dưới thời Ông Bush, tôi đã lên tiếng khẳng
định hai điều: thứ nhất đây là dàn dựng đánh Tầu về kinh tế tài chánh, thứ hai
sẽ còn suy thoái tiếp. Các nhận định đó đều dựa vào các phân tích chiến lược
liên quan đến phản ứng cũng như đáp ứng của Tầu đối với các sách lược của
Phương Tây nhằm đối phó với kế hoạch xâm lăng thế giới của Tầu. Suy thoái lần
hai đang tới gần, rất gần.
Xin trình
bày thêm như sau: Khủng hoảng nợ nần của Hy Lạp, Iceland, Tây Ban Nha chẳng
phải truyện lạ với các giới chức kinh tế tài chánh thế giới. Tỷ lệ nợ/Tổng Sản
Lượng Nội Địa GDP của các quốc gia vừa kể vẫn còn thấp hơn nhiều quốc gia Âu
Châu khác, như Hy Lạp là 147. 4%, Tây ban Nha 182. 5%, trừ Iceland đứng đầu
danh sách với tỷ lệ 1312% (tức là gấp 13 lần Tổng Sản Lượng Nội Địa GDP), nước
Mỹ đứng cuối danh sách, chỉ có 96. 5% mà thôi. Nhưng vấn đề Hy Lạp được nêu lên
hàng đầu vì chính sách kinh tế xã hội của Hy Lạp không tạo đủ sung lực để Hy
Lạp có khả năng cạnh tranh ngang tầm với các quốc gia thuộc khối Âu Châu khác. Cứu
Hy Lạp không phải khó đối với Âu Châu, vấn đề quan yếu là phải đẩy Hy Lạp vào
thế phải cải cách toàn hệ thống. Do thế các chính phủ Âu Châu trụ cột như Đức, Pháp
hay Anh, Mỹ hoặc IMF cũng như Wold Bank quyết định không cứu hoặc cứu lấy lệ; cụ
thể lấy cớ là dân chúng không chấp nhận, như đảng do bà Thủ Tướng Markel mất
hậu thuẫn trong cuộc bầu cử vừa qua.
Iceland
lại thể hiện cách khác, khi núi lửa hoạt động gây gián đoạn lưu thông hàng
không trên nhiều vùng thuộc Âu Châu. Các nhà khoa học đang lo sợ núi lửa kế cận
sẽ bùng phát mạnh mẽ trong những ngày gần tới đây. Kinh tế Âu Châu cũng như Bắc
Mỹ sẽ còn co cụm lại nữa. Còn nhiều việc khác nữa khiến suy thoái kinh tế thế
giới sẽ tiếp tục mở rộng tại Âu Châu, làm giảm niềm tin người tiêu thụ. Kết quả
là việc nhập hàng từ Tầu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng tại cả Âu Châu lẫn bắc Mỹ
vốn là thị trường xuất khẩu chính của Tầu.
Tầu đã cảm
nhận được việc này, nên chẳng thể để đồng Yuan tăng giá theo yêu cầu của phía
Mỹ. Tầu bắt đầu xiết tín dụng sợ giá nhà đất bị nổ bong bóng. Việc này đang sảy
ra, Tầu không thể chống cự nổi một khi các công ty ngoại quốc rút khỏi Tầu vì
các bất ổn chính trị trong vùng sẽ sớm dẫn đến chiến tranh. Khủng hoảng đợt hai
này sẽ khác rất nhiều với đợt một sảy ra trong mấy tháng cuối dưới thời Ông
Bush. Vì Quốc Hội tại Âu Châu cũng như tại Mỹ sẽ không thể đáp ứng được với
tình hình. Vì thực tế: Quốc Hội Mỹ do Dân Chủ nắm đa số hiện đang từng bước đi
dến chỗ bị trói tay, khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đang đến gần. Suy thoái kép
có thể đến vào tháng mười năm nay, theo như dự kiến của ông Robert Samuelson
trong bài báo mới viết trên tờ Newsweek, cũng như dự kiến của Ông Ellen Chang
là nhà chiến lược tài chánh của công ty CLSA ltd tại Hongkong hôm 24-5. Tôi
đồng ý với nhận định này.
Thực ra
cũng có vài nhà phân tích kinh tế tài chánh người Việt tại hải ngoại nêu vấn đề
tan rã của đổng Euro. Nhận định như vậy là sai với thực tế. Đồng Euro xuống giá
nhưng không Out như nhận định của các vị đó. Cuộc suy thoái lần hai xuất phát
từ Âu Châu sẽ sảy ra như đã dự kiến. Điều này cũng đúng với tâm lý người Âu
Châu khi chủ nghĩa quốc gia vẫn còn mạnh hơn tại Mỹ (là nơi tinh thần chủ nghĩa
quốc tế chiếm tỷ lệ quan trọng). Các bài báo cũng như hệ thống truyền thông tại
Âu Châu đang đồng loạt mở chiến dịch chống chủ nghĩa bành trướng Tầu về thương
mại, kinh tế cũng như quân sự. Trong khi đó cả Âu Châu cũng như Mỹ cứ tập trú
vào vụ dầu tràn tại Vịnh Mexico, chả có vấn đề nào khác được đem ra thảo luận
công khai cả. Vụ dầu tràn với ông Obama cũng gần giống như vụ Katrina của Ông
Bush vậy. Khối truyện đầy kịch tính ở mé sau.
Lịch sử
cũng có nhiều sự tái diễn kỳ thù, dựa vào tham vọng của địch để hướng địch đến
chỗ trở thành căm địch của thế giới chính là mưu kế chiến lược trải dài trong
suốt mấy thập kỳ đã qua, thật đúng như điều Cụ Lý đã dự liệu trước khi Thế
Chiến II chấm dứt. Tầu hãnh diện về mưu kế thâm sâu nhắm hướng bành trướng và
mở rộng ảnh hưởng để tái lập Đế Quốc Hán theo cách hành động kiểu cổ điển, bằng
cách kết hợp việc dụng lợi thế chiến lược liên kết giữa Tầu với Mỹ trong chiến
tranh lạnh để khai thác lợi thế thương mại, đầu tư, kỹ thuật để phát triển cơ
bắp. Xử dụng cơ bắp (quân sự cũng như tài chánh và số đông 1. 3 tỷ dân Tầu) để
thôn tính thiên hạ bằng việc kết hợp nhu với cương trong chính sách toàn cầu
của Hán. Hán coi kế sách này là rất mực thâm sâu hơn cả Khổng Minh khi xưa. Mỹ
cùng Quyền Lực Toàn Cầu cứ tương kế tự kế lùa hán vào vũng lầy do chính Hán tạo
ra là vậy.
Đánh giá
thâm sâu về mặt chiến lược, trong kế sách đó của Hán, lực lượng của Hán bị phân
tán mỏng đến quá nhiều vùng trên thế giới, không có mũi nhọn tấn công quyết
định chiến trường (xin đừng vội nghĩ là về quân sự). Chiến lược này cũng gần
giống như Liên Xô đã ứng dụng sau năm 1975 vậy, họ cũng tung lực lượng khắp nơi
nhờ lợi thế giá vàng cũng như dầu thô gia tăng đến khủng khiếp đối với thị
trường thế giới. Điều khác là bây giờ Hán có chút tiền như Nhật hồi 1932 vậy
thôi, cộng thêm vào đó là khối 1. 3 tỷ dân Hán. Lịch sử chưa bao giờ chứng kiến
cảnh một quốc gia chuyên cướp bóc, bị tàn phá tận gốc rễ lại có thể mau chóng
tổ chức lại xã hội một cách vững trãi được (tôi chưa hề thấy bài học nào như
vậy cả). Quyền lực Toàn Cầu dựng mọi truyện đằng sau sức mạnh mà Hán có hôm nay,
việc này chẳng cần phải chứng minh thêm nữa.
Yếu huyệt
của Hán là xã hội đầy bất ổn từ trong lòng xã hội Hán, việc này lại càng xác
nhận những gì mà Cụ Lý đã nêu ra cách nay gần 70 năm (Nước Tầu đi vào nội loạn
và ngoại hoạn). Xã hội Tầu đang bước đến giai đoạn cực kỳ khủng hoảng tâm lý, khi
chỉ trong vài tháng sảy ra năm vụ xử dụng giao phay chém chết trẻ em trong
trường học. Tầu không dám cho truyền thông nói đến nhiều vì sợ trở thành phong
trào. Vụ cả chục công nhân Tầu cùng nhảy lầu tự sát đều báo hiệu cuộc khủng
hoảng tâm lý sâu rộng đó trên quy mô toàn nước Tầu.
Tình hình
đó cho thấy Tầu cố chiếm thế giới như thế nào đi nữa thì rồi cuối cùng cũng
thất bại toàn diện, một khi các nỗ lực bên ngoài đánh ngay vào trung khu thần
kinh của Tầu. Tầu không thể gỡ được coup gài chiến lược này. Cho nên ta hiểu
được tại sao Trì Hạo Điền cũng như các nhóm cực đoan trong nội bộ Cộng Sản Tầu
hùng hổ đòi lấy máu VN tế cờ trong chiến dịch đánh chiếm Trường Sa. Cách này
được coi là cách ôm bom tự sát kiểu Tầu đối với thế giới đấy. Tầu chả còn chọn
lựa nào khác ngoài việc tiến hành chiến tranh theo kiểu của Tầu, VN ta trong
hay ngoài cần sẵn sàng cho mọi tình huống có thể sảy ra.
4 - Ý Đồ Tổng
Quát Của Tầu.
Tầu xử
dụng mọi hình thái chiến tranh mà lịch sử đã biết như: a / tạo bạo loạn để lập
chính quyền bình phong thân Tầu. b / di dân qua đầu tư thương mại để xâm chiếm
kết hợp với mua chuộc tham nhũng cũng như gây sức ép về quân sự, chính trị, kinh
tế, văn hóa. c / bán đổ bán tháo hàng hóa để chiếm thị trường, cung cấp vũ khí
với giá tượng trưng để qua mặt thế giới hầu chuẩn bị chiến tranh du kích tại
các vùng mà Tầu chưa đủ khả năng với tới ngay được, như tại Châu Phi và Nam Mỹ.
d / phổ biến kỹ thuật nguyên tử bừa bãi để tạo đồng minh như với Pakistan cũng
như Iran, sắp tới đây là Venezuela. e / Nếu cần trực tiếp xử dụng quân sự để
xâm lăng, Tầu đang chuẩn bị cho một cuộcchiến tối hậu như thế đối với các lân
bang và thế giới.
Có nhiều
cách để giải quyết hình thái chiến tranh du kích hay xâm lăng mềm do Tầu chủ
trương. Cách tốt nhất là: đẩy Tầu đến chỗ bị tan rã hoàn toàn từ bên trong. Phân
chia Đế Quốc Hán ra làm nhiều mảnh, tiếp tục cải tổ Hoa Lục về mọi mặt trong
lâu dài, chỉ khi đó các bất ổn toàn cầu mới giải quyết được mà thôi. Do thế, tình
hình các nơi khác phải chờ đợi trong thời gian dài đã qua là thế. Ngày quyết
liệt ấy đang đến gần.
5 - Vài Vấn
Đề Liên Quan Đến Nước Nhà.
5 -1 Với Đảng CSVN.
Xin nói
ngay rằng: tình hình thế giới thay đổi mau chóng, khói lửa chiến tranh nay mở
rộng trên quy mô toàn cầu, nơi nơi đều chuẩn bị chiến tranh, khắp các chiến
trường đều đã mở ra nhằm đáp ứng với nhiều hình thái chiến tranh khác nhau. Suy
thoái kinh tế kép đang tới gần sẽ dẫn tới chỗ nhiều công ty lớn sẽ phải rời bỏ
Tầu trở về sản xuất tại nước họ để giải quyết nạn thất nghiệp hiện quá cao tại
Âu Châu cũng như Bắc Mỹ; vụ Nokia và Soni đang duyệt lại việc sản xuất tại Tầu
khi cả chục công nhân Tầu thuộc hãng Foxconn chuyên làm hàng cho Nokia, Apple
nhảy lầu tự sát vì điều kiện làm việc tồi tệ là cụ thể. Như thế trận chiến kinh
tế kết hợp với áp lực quân sự đang gia tăng trên quy mô lớn đối với Tầu sau vụ
chiến hạm Nam TT bị đánh đắm bởi thủy lôi Bắc TT. Quan trọng hơn nữa là Nga đã
thay đổi lập trường toàn diện, điều này được lộ rõ cho thấy Tổng Thống Nga
chánh thức lên tiếng tố cáo Staline là tội đồ chiến tranh chống nhân loại. Nga
đang tập trận quân sự với Nhật Bản, việc này mặc nhiên chấm dứt thái độ thù
nghịch giữa hai nước đã tồn tại từ hơn thế kỷ qua. Tờ Nhân Dân on line nhật báo
chánh thức của Tầu đã lên tiếng đòi: lấy máu người Việt tế cờ trước khi xua
quân chiếm Trường Sa của ta.
Bối cảnh
như vậy liệu có tạo điều kiện để nói truyện phải trái với Tầu hay không? Hai
mươi năm trước, thế của ta khác hôm nay. Thế giới cũng đã khác rất nhiều, bây
giờ cả thế giới quay lại chống Tầu. Trong thời gian hơn 10 năm qua, nói chung
chúng tôi vẫn giữ thái độ cẩn trọng khi phát biểu về nhiều vấn đề liên quan đến
cách thức mà Đảng CS VN giải quyết các vấn đề trong nước cũng như trong mối
quan hệ với Phương Tây đặc biệt là Mỹ, vì hiểu là chưa phải lúc để thúc đẩy
Đảng CSVN phải hành động quyết liệt về vấn đề Tầu, chủ yếu liên quan đến Biển Đông
của ta. Sự nhún nhường của Đảng CSVN trong 20 năm qua đối với Tầu đã quá đủ. Bây
giờ không còn là lúc nói truyện phải trái nữa, mà là chuẩn bị xử dụng lực lượng
quân sự để đánh bại quân Tầu trên biển Đông. Lực lượng của chúng nay bị phân
tán ra nhiều hướng khác nhau, không thể tiếp ứng được cho nhau trên chiến
trường quá rộng như vậy trên biển được.
Chúng đã
bán chánh thức tuyên chiến với ta, như thế thật không còn gì để tiếp tục nói
truyện với chúng trên bất cứ cấp độ nào. Chuẩn bị chiến tranh tối đa trên biển
trên không cũng như trên đất liền, kể cả chiến trường Lào hay Cambodge một khi
cần thiết là việc cần được các cấp chính quyền trong nước đặc biệt quan tâm, ước
tính. Một khi chiến tranh nổ ra, nhân dân trong nước cũng phải chấp nhận hy
sinh. Tôi thực nghĩ rằng vào lúc đó sẽ có sự góp sức của người Việt hải ngoại
theo những cách khác nhau. An ninh đất nước là ưu tiên cao nhất hiện nay, mọi
vấn đề khác là nhỏ. Thương mại thông qua biên giới chỉ làm thiệt hại cho ta về
đủ mặt mà thôi. Vì vấn đề này ngành tiểu thủ công nghiệp của ta đang chết dần
mòn. Chúng muốn giết ta để tế cờ, thì ta cũng giết chúng để tế cờ. Đóng chặt
cửa biên giới chỉ có chúng chết chứ ta không chết, việc này cần hành động song
hành với thế giới. Các giới chức Đảng CSVN cần lưu ý: hãy chấm dứt ngay mọi
chuyến viếng thăm Tầu dù với bất cứ cấp nào. Đối với nhân dân VN trong nước
cũng như người Việt Hải Ngoại tuyệt đối không du lịch Tầu kể cả Hongkong. Thực
tế nào ai biết lúc nào chiến tranh lớn sảy ra.
5 -2 Vấn Đề liên quan
đến Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN.
Thay đổi
nhân sự trong thời gian qua đối với hàng giáo phẩm VN đã tạo ra một làn sóng
hỏa mù với đủ tin đồn khác nhau. Giáo dân thì chả có vấn đề gì vì quyền lãnh
đạo Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN vẫn được Hội Đồng Giám Mục VN lãnh đạo chặt chẽ
và hữu hiệu. Các cải tiến trong lòng Giáo Hội Thiên Chúa Giáo VN trong thời
gian qua rất sâu rộng và có ý nghĩa, nhưng người chủ quan đã không thấy các
thay đổi đầy ý nghĩa đó. Cụ thể nhất mới đây, Giáo Phận Bắc Ninh đã thay đổi 5
cha xứ, trong đó nhiều vị mới xây dựng hoặc trùng tu nhà thờ xong. Như thế việc
hoán chuyển các linh mục tại các họ đạo đang trở thành điều luật được ứng dụng
triệt để để tránh các vụ lạm dụng quyền hạn của các tu sỹ, để từng bước dẫn đến
chỗ nhà thờ được quản trị dân chủ hơn theo dân luật.
Giáo Hội
La Mã với lịch sử 2, 000 năm vừa hoạt động bí mật cũng như công khai, mặc dù
cũng phạm nhiều lỗi lầm (con người mà ai chả thế), nhưng đã đặt nền tảng cho
văn minh phương Tây tiến lên dân chủ dựa trên các khái niệm phổ quát là công
bằng bình đẳng và bác ái. Hội Kín với lịch sử lâu dài chẳng kém, tự hiểu cần
xây dựng hệ thống xã hội Duy Lý dựa trên khái niệm đặt con người trong vị trí
trung tâm. Cuộc tranh dành ảnh hưởng giữa hai thế lực kéo dài nhiều thế kỷ, với
những bước tiến chậm chạp tùy thuộc nhiều vào các khám phá khoa học cũng như
tình hình chính trị thế giới.
Sang thế
kỷ 20 cả hai quyền lực về tổng quát thống nhất trên căn bản lịch sử khách quan
là: cùng kết hợp để cải cách thế giới về mọi mặt trước khi quá trễ. Do thế Câu
Lạc Bộ Rome được thành lập để tạo ra cơ hội trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề
khác nhau liên quan đến thế giới. Tinh thần căn bản của Vaticano II, cũng như
nguyên tắc về Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc được nói tới trong Hiệp định Paris về VN,
như một định hướng lâu dài cho tương lai của nhân loại cũng xuất phát từ đây. Thật
tiếc là trí thức nước ta không thấy điều đó, cứ tranh cãi tứ tung về đủ vấn đề
không có thực chất.
Mọi diễn
biến liên hệ đến Giáo Hội Công Giáo La Mã sau năm 1972 đều là kết quả của tinh
thần Vaticano II mà ra cả. Như việc thành lập Học Viện Thần Học Cách Mạng tại
Peru Nam Mỹ là điển hình nhất, để hình thành lớp giáo sỹ mới có khả năng thực
hiện các cải cách theo hướng hình thành các Giáo Hội Địa Phương sao cho phù hợp
với văn hóa và đức tin của mỗi vùng khác nhau. Dĩ nhiên Tòa Thánh hoặc bất cứ
quan chức nào có liên hệ đến Tòa Thánh sẽ không bao giờ mảy may xác nhận bất cứ
điều gì liên quan. Ai hiểu sao thì hiểu.
Nam Mỹ
không phải là trung tâm văn minh cổ đại tạo ảnh hưởng đối với văn minh thế giới
như Viễn Đông, trong đó VN là ngã tư giao thoa mọi văn minh, tôn giáo. (tôi gọi
Đông Dương là linh địa còn theo nghĩa này nữa). Cho nên việc chọn VN để tiến
hành cuộc thử nghiệm cơ cấu tổ chức mới đối với Giáo Hội Công Giáo quả thực là
tính toán rất cao siêu mà người khác không thể ngờ được. Các bộ óc mẫn tiệp tại
Rome suy nghĩ sâu rộng là vậy, một số rất đông tu sỹ VN mang quốc tịch Rome đủ
xác nhận dự tính đó. Chủ trương này mới là lực chính yếu tạo ra các thay đổi
trong hàng Giáo Phẩm tại VN trong vài tháng qua.
Một số rất
ít người Việt, chủ yếu tại hải ngoại, có đôi chút hiểu biết hay phát biểu hoặc
trình bày quan điểm qua các bài viết theo tầm nhìn một chiều cũng chỉ gây thêm
hoang mang cho dư luận mà thôi. Điều đó cho thấy họ chưa thể thay đổi được tầm
nhìn về lịch sử nên hoàn toàn không thể đáp ứng được với các thay đổi mau chóng
của tình hình hôm nay.
Nhìn sâu
rộng hơn nữa ta thấy ngay: các diễn biến hôm nay là kết quả của cả một kế hoạch
sâu rộng có phối hợp giữa hai quyền lực chi phối toàn cầu là Hội Kín cùng với
Giáo Hội trong việc cải tổ thế giới, nhiên hậu sẽ dẫn đến hòa đồng mọi tôn giáo
trên trái đất này trong tương lai có thể nhìn thấy trước được. Đối với Phật
Giáo, tôi nghĩ là: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đóng góp tích cực vào việc cải tổ Phật
Giáo, sau đó các tôn giáo sẽ tiếp nối theo dự kiến có thể trong 50 năm tới.
Đối với
đất nước trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng hiện nay, các thay đổi như vậy là
rất có ý nghĩa đối với lịch sử nhân loại cũng như đất nước trong nhiều trăm năm
ở phía trước. Đây cũng là cơ hội để ta duyệt lại toàn diện một lần rốt ráo lịch
sử của ta, cũng như mối quan hệ Việt Hán trên căn bản mới, để vĩnh viễn dành
lại quyền làm chủ đích thực của Văn Minh Bách Việt do tổ tiên ta đã gầy dựng
lên từ thời tối cổ của văn minh này trên trái đất này. Tổng hợp văn minh
Đông-Tây để hình thành văn minh Liên Hành Tinh như đã được tôi trình bày cách
nay 16 năm đang từng bước hình thành trong thực tế. Khó khăn vẫn còn, tất cả
chúng ta cần nhìn thấy tương lai sáng lạn đó để thống nhất hành động sao cho
phù hợp nhất đối với tình hình.
Kết Luận
Anh Toàn
hôm 26-5 nói truyện với tôi cho biết quan điểm của một số người mà anh Toàn
thâu thập được, các vị ấy phát biểu như sau: “bây giờ Mỹ họ ủng hộ Việt Cộng, vậy
chẳng nên hoạt động gì cả”. Lời phát biểu đó chỉ đúng một phần nhỏ thôi khi các
vị ấy đứng trên lập trường phe phái, mà quên hẳn đi là: “tương lai dân tộc đang
ngày càng sáng, nhiệm vụ của mỗi người là đóng góp tối đa công sức để làm cho
tương lai dân tộc ngày càng sáng hơn”. Đối với Quyền Lực Toàn Cầu, chẳng có vấn
đề ông A hay ông B, chẳng có vấn đề chế độ nọ chế độ kia, duy nhất chỉ là: lực
nào có thể hoàn tất được công việc được giao phó một cách tốt nhất trong một
tình huống cụ thể mà thôi. Quyền Lực chẳng hề chủ trương lật đổ chế độ CS trong
điều kiện hiện nay, quyền lực chẳng hề muốn nhìn thấy Việt Nam bất ổn chính trị
cũng như xã hội (Đức Ông Cao Minh Dung phát biểu đúng theo quan điểm này). Do
thế những vấn đề mà người Việt hải ngoại coi là quan trọng, đối với quyền lực
thực chẳng có nghĩa gì. Cho nên chủ trương đánh tan Đảng CS trong nước rồi mới
nói truyện chống Tầu là sai hoàn toàn, những ai chủ trương như vậy lấy gì mà
lật đổ Đảng CSVN trong nước? . Ôi toàn truyện hão huyền, đùa với quyền lực toàn
cầu đấy thôi. Trong khi chờ đợi tình hình diễn biến, ta phải chấp nhận các tồn
tại đó. Chẳng phải mình ta, nhiều vùng khác cũng phải chấp nhận tình trạng đó. Xin
cứ xem Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo tinh thần Tây Tạng là đủ hiểu, Ngài có chính
phủ Lưu Vong cũng như quyền lực tinh thần và uy tín quốc tế lẫy lừng, đi đâu
cũng được các nguyên Thủ các quốc gia tiếp, thế mà còn phải chờ đợi. Vậy đối
với người Việt đầy phân hóa hiện nay, cứ đòi lật đổ đảng CS trong nước thì thật
lạ. Xin đừng bảo hoàng hơn vua.
Như vậy, hoàn
toàn không có nghĩa là ta chẳng nên làm gì cả, phó mặc cho Đảng CS hành động
đơn phương theo ý họ. Mọi hoạt động kiểu hội đoàn chỉ mang tính cơ hội, bế tắc
hôm nay cũng như mãi mãi sau này. Bây giờ đây ta có mấy việc cần làm: thay đổi
ngay cách nhìn về thế giới, sẵn sàng sát cánh cùng trong nước đánh Tầu trên mọi
mặt trận tùy theo sức của mỗi người. Thành lập ngay một Đảng Chính Trị tại Mỹ
dựa trên mấy nguyên tắc sau đây để củng cố lực lượng hải ngoại cùng sát cánh
với trong nước đánh Tầu. Các nguyên tắc đó là: dân chủ, tự do, cùng các quyền
làm người khác được quốc tế công nhận, quyền tư hữu hợp pháp được Hiến Pháp
nhìn nhận trong một nền kinh tế thị trường, xã hội được cai trị bởi Luật.
Đảng Chính
Trị đó đúng ra được thiết lập trong nước. Nhưng vì điều kiện trong nước lúc này
không nên hành động bất cứ điều gì có thể làm phân hóa nỗ lực chống ngoại xâm
trong nhân dân, thực tế đó đòi hỏi ta cần thành lập Đảng chính trị như vậy tại
Mỹ. Bất cứ ai còn tấm lòng với dân tộc biết vượt ra ngoài các câu thúc địa
phương, tôn giáo đều có thể tham gia với tính cách như những người độc lập. Nhiệm
vụ chính yếu ngay trước mắt của Đảng Chính Trị Cánh Hữu là: chuẩn bị lực lượng
để sát cánh cùng trong nước hình thành trận doanh trong ngoài cùng kết hợp đánh
Tầu.
Thế giới
nói với chúng ta rằng: chỉ nên thiết lập hệ thống Lưỡng Đảng mà thôi. Sau này Đảng
Chính Trị Cánh Hữu tại Mỹ sẽ di chuyển về trong nước khi điều kiện cho phép. Đảng
CS sau này sẽ tự biến cải thành Đảng Dân Chủ Xã Hội. Đó là con đường tốt nhất
hiện nay, không ai bị mất mặt, giải quyết được các bế tắc tâm lý đối với đa số
người Việt hải ngoại, chuẩn bị hữu ích cho tương lai cũng như nhiệm vụ trước
mắt mà mọi người Việt đều đang rất ưu tư, việc này chắc chắn được thế giới ủng
hộ. Vấn đề còn lại là: đi tìm những vị cỡ tuổi từ 40 đến 60 để lãnh phần sáng
lập cũng như điều hành mà thôi. Làm đúng, tâm lành, trí tuệ chẳng sợ thiếu sự
hậu thuẫn. Đức Giáo Hoàng trong bài phát biểu mới đây đã khuyến khích người
Công Giáo nên tích cực tham gia sinh hoạt chính trị một cách công chính để đóng
góp vào việc làm thăng tiến xã hội. Lời phát biểu cho thấy Giáo Hội chủ trương
Đạo-Đời cùng kết hợp mới làm thăng tiến xã hội được. Xin mọi tín hữu thuộc mọi
tôn giáo nên tích cực tham gia Đảng Chính Trị Cánh Hữu tại Hải Ngoại. Nhưng xin
luôn ghi nhớ làm lòng là: tôn giáo hoàn toàn đứng ngoài chính trị.
Mong lắm
thay, mọi người Việt quan tâm đúng mức. Tôi tự biết không thể tham gia vì vốn
sống trong am nên chẳng hề quen biết ai, xin thế hệ từ 40 đến 60 mạnh dạn đứng
lên nhận lãnh lấy trách nhiệm trước đất nước và dân tộc. Nếu ta không gấp rút
hành động đúng, sau này lịch sử sẽ phán xét thế hệ đã tham gia vào chính quyền
VNCH một cách nghiêm khắc. Lúc đó mỗi người trong chúng ta cũng chỉ giống như
Tôn Thất Thuyết ngồi đẽo đá bên Tầu khi xưa lúc quân Pháp thôn tính nước ta
thôi. Như thế, đây là ủy nhiệm của các thế hệ đi trước đối với các thế hệ sau. Các
thế hệ đi trước hãy cùng nhau rút vào bóng tối, cố phụ giúp các thế hệ trẻ
trong âm thầm để chính họ đưa dân tộc đến vinh quang. Tôi nghĩ vẫn còn nhiều vị
tuy có tuổi nhưng vẫn còn uy tín để đứng xây dựng truyện lớn này, nhiều vị còn
trẻ có đủ uy tín và quan hệ quốc tế có thể cáng đáng được trọng trách với dân
tộc. Kính xin quý vị cùng dứng lên sắn tay áo để cùng hy sinh cho đại nghĩa của
dân tộc. Quý vị đi vào cánh cửa lớn của dân tộc cũng từ đây, cơ hội này, cơ hội
mà quý vị đã từng chờ đợi suốt hơn 35 năm qua.
Xin đa tạ
quý vị đã đọc bài này.
San Jose
ngày 27-5-2010
Xương Lê
Văn.
0 comments: